Trang chủ / Thông báo / THÔNG BÁO CHUNG / CÔNG AN HUYỆN ĐỊNH HÓA: CẢNH BÁO 04 THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA MẠNG XÃ HỘI

CÔNG AN HUYỆN ĐỊNH HÓA: CẢNH BÁO 04 THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN QUA MẠNG XÃ HỘI

Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Định Hóa xảy ra một số vụ lừa đảo chiếm đoạn tài sản, đặc biệt là lừa đảo chiếm đoạn tài sản qua mạng xã hội. Để làm tốt công tác phòng ngừa, Công an huyện Định Hóa thông báo 4 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội phổ biến hiện nay như sau:

 1. Chuyển khoản “nhầm tiền” để lừa đảo ép cho vay nặng lãi

Các đối tượng sau khi có được một số thông tin cá nhân của người dùng như tên, tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ của những đối tượng lừa đảo sẽ cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến cho “con mồi”.

Kẻ lừa đảo giả doanh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ với “con mồi”. Lúc này chúng có thể yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với lãi cắt cổ. Khi chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền chuyển nhầm cho minh thì cần làm theo các bước sau: không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân, nếu đó là số tiền chuyển nhầm thật thì sẽ có đại diện ngân hàng liên hệ để làm việc, hoặc người dân có thể trực tiếp liên hệ với ngân hàng để thông báo.

2. Đầu tư kinh doanh, chơi cây cảnh, hoa lan đột biến gen

Các đối tượng thường lợi dụng việc đầu tư kinh doanh, cây cảnh, hoa lan đột biến gen đang trở thành trào lưu được nhiều tầng lớp, thành phần trong xã hội tham gia và tâm lý hám lợi của một bộ phân người dân.

Các đối tượng thường câu kết thành ổ nhóm, thuê nhà, dựng giàn, làm nhà vườn trồng lan rối thông qua các trang MXH như: Facebook, Zalo, Ticktok để lập ra các hội nhóm như: Hội chơi lan quý, lân đột biến… công khai, quảng bá, giới thiệu, quay clip trực tiếp tuyến các sản phẩm hoa lan đột biến gen và tổ chức trao đổi mua bán trực tiếp hoặc đấu giá trực tuyến.

Đối với giao dịch trực tiếp, các đối tượng hẹn người mua đến địa chỉ nhà thuê để giao dịch, sau khi giao dịch thành công, nhận được tiền, các đối tượng khóa tài khản, chặn liên lạc và bỏ đi khỏi địa điểm nhà thuê.

3. Giả danh “người thân” nhờ chuyển tiền rồi chiếm đoạt

Đối tượng lập tài khoản MXH (Facebook, Zalo…) hoặc chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (hack) của người khác rồi nhắn tin cho người thân, bạn bè trong danh sách liên lạc của chủ tài khoản giả vay, mượn tiền, hoặc nhờ chuyển tiền số lượng lớn và tài khoản ngân hàng của đối tượng hoặc gửi thông báo lệnh chuyển tiền giả, kèm đường link trang wed giả mạo ngân hàng, yêu cầu bị hại truy cập. Kết hợp với mã OTP của ngân hàng lừa lấy được từ người bị hại, sau đó kiểm soát tài khoản Internet banking, chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong tài khoản của người bị hại.

4. Giả danh cán bộ Công an, viện kiểm soát, toàn án, cơ quan nhà nước.

Các đối tượng sử dụng phần mềm công nghệ cao (Voice over IP – cách gọi sử dụng ứng dụng truyền tài giọng nói qua mạng máy tính, giả số điện thoại trên màn hình) có chức năng giả mạo đầu số, giả mạo số điện thoại gọi điện cho bị hại tự xưng là nhân viên bưu điện, bưu cục thông báo về việc người bị hại đang nợ tiền cước điện thoại, các bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận hoặc liên quan đến các vụ án… sau đó nối máy cho bị hại nói chuyện với một số đối tượng khác giả mạo là cán bộ đang công tác tại các cơ quan tư pháp (công an, viện kiểm sát, toàn án).

Lúc này, các đối tượng thông báo người bị hại liên quan đến các vụ án  đang điều tra nếu không thực hiện đúng theo nội dung của chúng đưa ra khởi tố bị can làm người bị hại hoang mang, lo sợ để cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản.

Công an huyện Định Hóa đề nghị người dân cảnh giác và thông báo ngay cho cơ quan Công an khi gặp các trường hợp nêu trên./.

Quân Lê

(Đội HS, KT, MT – Công an huyện Định Hóa)

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm